Đây cũng là một kiến thức thời phổ thông mà môn Sinh học đã đề cập với chúng ta rồi. Ít nhất là khi nhắc đến thuật ngữ “chuỗi thức ăn” thì trong đầu ta đã có hình dung về các con vật ở thế giới tự nhiên – và có cả con người nữa đúng không ?.
Nào, hãy cùng đến buổi ôn tập tiếp theo của lớp học Góc Tò Mò để nhớ lại xem chuỗi thức ăn là gì nhé.
Định Nghĩa Về Chuỗi Thức Ăn
Trong sách giáo khoa cũng như khoa học đã có khái niệm chính xác về chuỗi thức ăn là gì ?. Chuỗi thức ăn (hay còn được gọi là Quan hệ thức ăn hoặc Xích thức ăn) là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Loài đứng trước lại là thức ăn cho loài đứng sau. Mỗi loài được coi là một mắt xích trong chuỗi thức ăn, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước nhưng đồng thời cũng bị sinh vật mắt xích phía sau tiêu thụ
Ví dụ : Rau xanh → sâu → chim → rắn → con người
Rau xanh bị sâu đục ăn, nhưng sâu là thức ăn mà chim luôn tìm kiếm. Chim cũng là đối tượng của rắn nếu chúng bắt gặp ( tuy nhiên ở một số chuỗi thức ăn có thể bị đảo ngược đoạn này – rắn lại là đối tượng bị tiêu diệt của một số loài chim ) và con người lại là sinh vật ăn những loài đứng trước.
Như vậy ta có thể thấy chuỗi thức ăn là một ví dụ sinh động cho hoạt động thế giới tự nhiên đang diễn ra xung quanh ta. Loài này ăn loài kia, loài kia lại là mồi ngon của loài khác ..v..v… Hoạt động này diễn ra như một quy luật và cũng là phương thức sinh tồn ở tất cả các loài. Chúng sinh ra và tiêu thụ lẫn nhau nhưng đó chính là cùng nhau phát triển. Giả sử như không có loài sâu thì chim không thể nào tìm kiếm được nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng nào khác bằng loài sinh vật không chân nhỏ bé này. Mà rau lại là một nguồn sống quan trọng của sâu.
Khái niệm chuỗi thức ăn là một phát kiến quan trọng có vai trò lớn trong khoa học nghiên cứu sự sống trên hành tinh xanh này, tác giả của nó là một nhà khoa học người Ả Rập Al-Jahiz vào thế kỉ thứ IX.

Phân Loại Sinh Vật Trong Chuỗi Thức Ăn
Các nhà nghiên cứu cũng đã tìm ra sự có mặt của ba loại sinh vật điển hình trong các chuỗi thức ăn. Đó là :
Ta có thể lấy một ví dụ đặc biệt về chuỗi thức ăn có tất cả ba loại sinh vật nêu trên:
Cỏ → Bò → Người → Xác chết → Vi khuẩn → Cỏ
Trong chuỗi thức ăn này, cỏ là loại sinh vật tự dưỡng – đồng thời cũng là sinh vật sản xuất bắt đầu cho dãy mắt xích phía sau. Bò ăn cỏ . Người ăn bò. Như vậy bò và người chính là hai sinh vật dị dưỡng – sinh vật tiêu thụ ( bò tìm kiếm chất hữu cơ từ cỏ, còn con người thì cần có thịt bò để đưa dinh dưỡng vào cơ thể con người ). Sau đó con người chết đi trở thành một xác chết. Lúc này những vi khuẩn sẽ bắt đầu dần dần phân hủy xác người để tổng hợp các chất hữu cơ cho sự tồn tại của chúng. Nhưng rồi cuối cùng, những vi khuẩn đó cũng là nhân tố trong bã mùn của đất để cỏ hấp thu và phát triển.
Và theo đó thì chuỗi thức ăn này lại tiếp tục quy luật của chúng.
Lưới Thức Ăn
Là hệ thống rộng hơn chuỗi – thể hiện đặc trưng sự sống của một vùng sinh thái. Lưới thức ăn là tập hợp nhiều chuỗi thức ăn có quan hệ mắt xích với nhau. Một loài sinh vật có thể có mặt trong chuỗi thức ăn này nhưng đồng thời cũng góp phần trong chuỗi thức ăn khác. Hoặc các loài sinh vật ở các chuỗi thức ăn khác nhau nhưng cùng có một mục tiêu. Ví dụ : trâu, bò, dê,… cùng ăn cỏ ; ếch, chim… ăn sâu ; rắn và mèo… cùng ăn chuột.
Và dĩ nhiên, lưới thức ăn chính là tập hợp đa dạng và đầy đủ của các loại sinh vật tự dưỡng, dị dưỡng, phân hủy đã nêu ở mục 2.
Một ví dụ cho lưới thức ăn :

Ta có thể thấy một số loài vật trong ví dụ lưới thức ăn ở trên là mắt xích chung – móc nối nhiều chuỗi thức ăn khác nhau, đó là : dê, thỏ và con người. Cụ thể :
Dê ăn cỏ. Sau đó dê lại bị cá sấu ăn. Cá sấu chết đi bị sinh vật phân hủy tiêu thụ. Nhưng đồng thời dê cũng là thức ăn của con người. Và con người chết đi cũng bị phân hủy bởi vi khuẩn này nọ, nhưng con người cũng có thể là mồi cho cá sấu…
Con người ăn bò. Và cũng ăn cả thỏ. Thỏ thì tất nhiên có ăn cỏ, nhưng thỏ cũng là thức ăn của trăn. Và thú vị là trăn cũng hay ăn thịt con người.
Tầm Quan Trọng Của Thực Vật Trong Chuỗi Thức Ăn

Chúng ta thường được nghe một vài triết lí rằng : “ Nông nghiệp là ngành nghề cơ bản của các ngành nghề , là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội ” , “ Lương thực là cái gốc của quốc gia, là nền tảng để kiến thiết đất nước ”. Mà cũng không sai. Thật sự là chúng ta đâu chỉ cần ăn thịt không thôi, cơm gạo, ngũ cốc vẫn luôn là thứ làm no bụng tốt nhất. Và luôn luôn phải có rau để bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
Liên hệ đến sinh học thì chuỗi thức ăn cũng không thể thiếu sinh vật mở màn – ở đây là thực vật. Bởi vì vai trò của thực vật thật sự vô cùng to lớn. Cây cối không cần đến loài khác mà chúng vẫn có thể tự tiến hành quang hợp, tích lũy chuyển đổi chất vô cơ từ khí CO2 và hơi nước trở thành những chất hữu cơ ( tinh bột, protit,… ) đồng thời chúng cũng có thể tự chuyển hóa năng lượng Mặt Trời thông qua ánh sáng thành những sinh vật có tính hóa học hữu cơ – là nguồn thức ăn cần thiết cho các loài động vật, mà đối tượng nhiều nhất cần đến là con người.
Và đa phần loài động vật ăn thịt nào chúng cũng cần phải ăn loài động vật có ăn thực vật. Ví dụ nếu không có cỏ cho thỏ ăn, thì thỏ không có nhiều để cho các loài tìm tới, trong đó có trăn. Nếu trăn không tìm thấy thỏ hay một số loài ăn cỏ như trâu, bò để tiêu hóa, thì trăn nó buộc phải tìm tới con người rồi.
Cho nên tầm quan trọng của thực vật rõ ràng là điều mà con người phải hết sức lưu tâm chú ý. Nếu không có thực vật thì sẽ không thể cân bằng hệ sinh thái. Mà hậu quả xảy ra là gì, xin mời đọc mục dưới đây.
Cân Bằng Hệ Sinh Thái

Kết Luận
Chuỗi thức ăn không chỉ thể hiện quy luật sống còn của tự nhiên, mà còn là sự nhắc nhở cho con người chúng ta thấy việc giữ gìn thế giới tự nhiên quan trọng như thế nào. Con người không phải làm chủ chuỗi thức ăn và cũng không làm chủ bất cứ loài sinh vật nào trên Trái Đất. Nếu không tôn trọng và giữ gìn hệ sinh thái nói riêng hay sự sống ở hành tinh này nói chung thì sớm muộn Trái Đất lẫn con người đều bị diệt vong trước khi kịp tìm nơi ở khác trong vũ trụ.
Tác giả: Phương Thụ
San Hô Là Động Vật Hay Thực Vật?
Tuổi Thọ Của Ruồi – Ruồi Sống Trong Bao Lâu?
Link bài viết gốc Copy link https://goctomo.com/chuoi-thuc-an-la-gi/