Hệ số co giãn của sự thay thế kỹ thuật (elasticity of technical substitution) là tỷ lệ mà một đầu vào nhân tố có thể được thay thế bằng một đầu vào nhân tố khác mà khi sản lượng không thay đổi.
Ví dụ, tỷ lệ thay thế giữ tư bản và lao động có thể tính bằng công thức ε = (% thay đổi trong tỷ lệ khối lượng các nhân tố sản xuất được sử dụng)/(% thay đổi trong tỷ lệ sản phẩm hiện vật cận biên của chúng)
Mẫu số trong công thức trên được gọi là tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên. Về cơ bản, tỷ lệ thay thế kỹ thuật là sự thay đổi trong tỷ lệ các nhân tố được sử dụng (tử số) gắn với khả năng thay thế của chúng (mẫu số). Có thể minh họa những tỷ lệ trên bằng hình ảnh khi sử dụng các đường đẳng lượng (các đường sản lượng bằng nhau) và các tia quy trình như trong hình dưới
Hệ số co giãn của sự thay thế giữa các đầu vào nhân tố không phải là vô hạn. Khi không thể thay thế (ε=0), các đầu vào phải được sử dụng theo một tỷ lệ cố định: khi các nhân tố có thể thay thế hoàn hảo cho nhau ε =
Chỉ tiêu thực tế nằm ở đâu đó giữa hai thái cực trên. Khi nó bằng 1 như trong trường hợp hàm sản xuất Cobb-Douglas, sẽ tồn tại lợi suất không đổi theo quy mô, nghĩa là lao động có thể thay thế cho tư bản theo bất kỳ tỷ lệ nào và ngược lại mà không ảnh hưởng gì tới sản lượng
Tử số của công thức trên là % thay đổi của các nhân tố được sử dụng khi chuyển từ tia OA sang tia OB. Mẫu số là sự thay đổi trong sản phẩm hiện vật cận biên tương đối của mỗi nhân tố, được biểu thị bằng độ dốc của đường đẳng lượng tại các điểm tiếp tuyến A và B
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
Link bài viết gốc Copy link https://vietnamfinance.vn/he-so-co-gian-cua-su-thay-the-ky-thuat-la-gi-20180504224213483.htm