WIKI THUẬT NGỮ
  • Trang chủ
  • Âm nhạc
  • Ẩm thực
  • Cách làm
  • Giải đáp
  • Giải trí
  • Giáo dục
  • Giới thiệu
  • Khoa học
  • Mẹ & Bé
  • Sức khỏe
  • Teen
  • Kinh tế
  • Tin học
  • Tổng hợp
  • Trang chủ
  • Âm nhạc
  • Ẩm thực
  • Cách làm
  • Giải đáp
  • Giải trí
  • Giáo dục
  • Giới thiệu
  • Khoa học
  • Mẹ & Bé
  • Sức khỏe
  • Teen
  • Kinh tế
  • Tin học
  • Tổng hợp
WIKI THUẬT NGỮ
No Result
View All Result

CẬP NHẬT Mô hình cân bằng đối nội – đối ngoại là gì? MỚI NHẤT

26/05/2021
in Kinh tế
0

Mô hình cân bằng đối nội- đối ngoại (internal-external balance model) là mô hình lý thuyết tìm cách gắn các mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô như đạt mức toàn dụng, giá cả ổn định (cân bằng đối nội) và cân bằng cán cân thanh toán ( cân bằng đối ngoại) lại với nhau.

Hình trên minh họa cho mô hình này. Trục hoành của hình biểu thị tỷ lệ giá quốc tế so với giá trong nước. Tỷ lệ này được gọi là chỉ số khả năng cạnh tranh của một nước với nước ngoài. Càng chuyển lên phía trên của trục tung, xuất khẩu càng lớn và nhập khẩu càng nhỏ. Trục tung biểu thị mức cầu thực tế trong nước và nó tăng dần từ trái sang phải. Hai đồ thị trong hình vẽ biểu thị cán cân đối ngoại (E) và cán cân đối nội (I). Đường EE có độ dốc dương và điều này hàm ý tỉ lệ giá quốc tế càng bất lợi, thì mức cầu thực tế trong nước càng phải nhỏ để duy trì sự cân bằng cán cân thanh toán. Các điểm ở phía trên bên trái đường này biểu thị trạng thái thặng dư cán cân thanh toán, còn các điểm phía dưới bên phải biểu thị tình trạng thâm hụt. Đường DD có độ dốc âm và điều này cho thấy tỷ lệ giá quốc tế càng bất lợi, thì mức cầu thực tế tỏng nước càng phải cao để duy trì trạng thái toàn dụng. Các điểm ở phía trên bên phải đường này biểu thị tình trạng lạm phát; còn các điểm phái dưới bên trái biểu thị tình trạng thất nghiệp.

Với một tỷ lệ giá quốc tế so với giá trong nước nhất định P, nhu cầu trong nước phải ở mức X để đảm bảo sự cân bằng đối nội. Nếu điều kiện này không thỏa mãn, tình trạng thất nghiệp và lạm phát sẽ xuất hiện.

Với nhu cầu trong nước (X) cho trước, tỷ lệ giá quốc tế so với giá trong nước phải ở mức P để đảm bảo sự cân bằng đối ngoại. Nếu tỷ lệ giá quốc tế không đạt được mức này, cán cân thanh toán sẽ thặng dư hoặc thâm hụt.

Tại giao điểm (A) của hai đường EE và DD, nền kinh tế trong nước đạt được trạng thái cân bằng tổng quát. Tất cả các điểm khác đều biểu thị bất trạng thái cân bằng. Tuy nhiên, nền kinh tế trong nước chỉ có thể đạt được mục tiêu cân bằng đối nội và đối ngoại từ một vài điểm mất cân bằn này nếu chính phủ sử dụng một công cụ chính sách duy nhất, đặc biệt những điểm nằm trên đường đứt quãng nằm ngang hoặc thẳng đứng đi qua giao điểm A. Chẳng hạn, khi nền kinh tế nằm ở các điểm bên phải điểm A của đường nằm ngang, tỷ lệ giá quốc tế so với giá trong nước hoàn toàn phù hợp, nhưng mức cầu thực tế trong nước quá cao, dẫn tới tình trạng lạm phát và thâm hụt các cân thanh toán. Vì vậy, chính phủ chỉ cần cắt giảm tổng cầu là đạt được haimucj tiêu này.

Trong các tình huống được mô tả bằng đường thẳng đứng phía dưới điểm A, mức cầu thực tế trong nước vừa đủ, nhưng mức giá trong nước không có khả năng cạnh tranh, dẫn tới tình trạng thâm hụt các cân thanh toán và thất nghiệp. Bởi vậy, chính phủ chỉ cần phá giá đồng tiền để đạt được cả hai mục tiêu. Tuy nhiên, đây chỉ là những tình huống đặc biệt. Khi nền kinh tế rơi vào các tình huống khác, cả nhu cầu trong nước và tỷ lệ giá quốc tế đều không thích hợp. Kết quả là, các mục tiêu chính sách xung đột nhau và chính phủ phải phối hợp các biến chính sách khác nhau để chúng có thể đem lại tác dụng mong muốn.

Chẳng hạn trong vùng 1 và 2, các kết hợp khác nhau của chính sách cắt giảm tổng cầu và tăng giá đồng tiền là cần thiết, còn vùng 3 và 4 , người ta cần thực hiện các kết hợp khác nhau của chính sách cắt giảm tổng cầu và phá giá đồng tiền. Trong vùng 5 và 6, các kết hợp khác nhau của chính sách kích cầu và phá giá đồng tiền là cần thiết, trong khi vùng 7 và 8, chính phủ phải thực hiện các kết hợp khác nhau của chính sách kích cầu và tăng giá đồng tiền.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Link bài viết gốc Copy link https://vietnamfinance.vn/mo-hinh-can-bang-doi-noi-doi-ngoai-la-gi-20180504224211298.htm

Previous Post

CẬP NHẬT Nhu cầu có khả năng thanh toán là gì? MỚI NHẤT

Next Post

CẬP NHẬT Cầu tiền giao dịch là gì? MỚI NHẤT

Next Post

CẬP NHẬT Cầu tiền giao dịch là gì? MỚI NHẤT

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You might also like

[Cập nhật]Lịch thi đấu FIFA Online 4 tại Sea Games 31 mới nhất!

21/06/2022

[Cập nhật]Những mẹo chơi Evil Dead: The Game dành cho tân thủ mới nhất!

21/06/2022

[Cập nhật]Cách sửa lỗi không cài được phần mềm trên Windows mới nhất!

21/06/2022

[Cập nhật]Đoạn văn cảm nhận khổ 2 bài thơ Nói với con mới nhất!

21/06/2022

[Cập nhật]Cách chỉnh sửa, cắt và thêm đường viền cho ảnh trong Google Slides mới nhất!

21/06/2022

[Cập nhật]Tải ngay bộ hình nền Cyberpunk 2077 cực “cháy”! Đừng bỏ lỡ! mới nhất!

21/06/2022

WIKI THUẬT NGỮ

Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất và khoa học kĩ thuật - công nghệ, đòi hỏi tiếng Việt cũng phải phát triển nhanh chóng, trước hết là trong lĩnh vực thuật ngữ khoa học.

Thẻ

Amazon Anh Bản quyền Bảo mật Châu Mỹ Châu Á Châu Âu Cách DMCA Google Google Doanh nghiệp của tôi Hoạt động Html Hàn Quốc Hướng dẫn Hộ chiếu Là ai Là gì Làm gì Marketing Mạng xã hội Mỹ Nghề nghiệp Ngày gì Ngày nào Nhật Bản Nước nào Passport Phong phú tiếng Việt Pháp Seo Singapore Thẻ ngân hàng Tiêu đề Tiền tệ Trung Quốc Tài chính tiền tệ Tìm hiểu Tìm hiểu công nghệ Tại sao Từ viết tắt Việt Nam Web hay Đài Loan Ở đâu
  • Trang chủ
  • Âm nhạc
  • Ẩm thực
  • Cách làm
  • Giải đáp
  • Giải trí
  • Giáo dục
  • Giới thiệu
  • Khoa học
  • Mẹ & Bé
  • Sức khỏe
  • Teen
  • Kinh tế
  • Tin học
  • Tổng hợp

© 2021 Wikithuatngu - Giải đáp mọi câu hỏi mà bạn đang tìm kiếm

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Âm nhạc
  • Ẩm thực
  • Cách làm
  • Giải đáp
  • Giải trí
  • Giáo dục
  • Giới thiệu
  • Khoa học
  • Mẹ & Bé
  • Sức khỏe
  • Teen
  • Kinh tế
  • Tin học
  • Tổng hợp

© 2021 Wikithuatngu - Giải đáp mọi câu hỏi mà bạn đang tìm kiếm