Mô hình Rostow (Rostow model) là một trong các lý thuyết lịch sử nổi tiếng nhất về tăng trưởng kinh tế do giáo sư W.W Rostow đưa ra vào năm 1961.
Ông phân chia quá trình tăng trưởng thành 5 giai đoạn:
Xã hội truyền thống
Rostow nói rất ít về giai đoạn này. Ông chỉ nhấn mạnh rằng nó dựa trên nền khoa học và cong nghệ của thời đại trước Newton, một giai đoạn thường có khu vực nông nghiệp lớn và cơ cấu xã hội được chia thành nhiều giai tầng
Giai đoạn tạo ra các tiền đề cho sự cất cánh
Giai đoạn này gắn liền với việc ứng dụng khoa học hiện đại vào ngành nông nghiệp. Châu Âu vào cuối thế kỳ 17 là một ví dụ. Xã hội này có tầng lớp doanh nhân và nhà đầu tư sẵn sàng hỗ trợ tài chính cho các ý tưởng mới
Giai đoạn cất cánh
Giai đoạn được đặc trưng bởi sự tăng trưởng bình thường, vững chắc, chứ không phải chỉ bùng lên trong thời gian ngắn. Nhìn chung, tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư so với thu nhập quốc dân tăng lên ở mức ít nhất bằng 10%.
Ngoài ra, nó còn có hai đặc trưng nữa là (1) ít nhất phải tồn tại một khu vực chế biến có tốc độ tăng trưởng cao, và (2) một thể chế chính trị ủng hộ sự mở rộng của khu vực công nghiệp hiện đại
Rostow coi sự cất cánh chính là cuộc cách mạng công nghiệp
Giai đoạn chuyển sang chín muồi
Giai đoạn này nằm giữa giai đoạn cất cánh và giai đoạn chín muồi. Về cơ bản đây là thời kỳ dài, mức đầu tư tăng lên tới 20% thu nhập quốc dân. Nhìn chung, nó kéo dài khoảng 60 năm
Giai đoạn tiêu dùng hàng loạt ở mức cao
Đây là giai đoạn dài nhất. Ông cho rằng cần khoảng 100 năm để chuyển từ mức chín muồi sang giai đoạn cuối cùng này. Nó được đặc trung bởi cuộc sống đầy đủ của tất cả các tầng lớp dân cư và việc sản xuất hàng loạt hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng phức tạp
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
Link bài viết gốc Copy link https://vietnamfinance.vn/mo-hinh-rostow-la-gi-20180504224211184.htm