Người xướng giá là ai?
Người xướng giá (auctioneer) là khái niệm dùng để chỉ người tổ chức bán đấu giá. Trong kinh tế học, khái niệm này được Walras dùng với nghĩa đặc biệt khi ông xây dựng lý thuyết cân bằng tổng quát. Ông giả định có một người xướng giá tưởng tượng nào đó làm nhiệm vụ thực hiện quá tình xướng giá cho tói khi đạt được trạng thái cân bằng.
Như vậy, vai trò của người xướng giá trong mô hình Walras là nêu ra một tập hợp giá cả nhất định của các hàng hóa khác nhau, quan sát lượng cung và cầu tại mỗi tập hợp giá cả và điều chỉnh giá cả cho đến khi không còn tình trạng dư cung hoặc dư cầu. Chỉ khi nào đạt được tập hợp giá cả có tính chất như vậy, việc trao đổi mới được tiến hành và mọi sự trao đổi trước thời điểm này đều bị coi là “trao đổi sai”.
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
Đấu giá là gì?
Đấu giá là một quá trình mua và bán bằng cách đưa ra món hàng cần đấu giá, ra giá và sau đó bán món hàng cho người ra giá cao nhất.
Về phương diện kinh tế, một cuộc đấu giá là phương pháp xác định giá trị của món hàng chưa biết giá hoặc giá trị thường thay đổi. Trong một số trường hợp, có thể tồn tại một mức giá tối thiểu hay còn gọi là giá sàn; nếu sự ra giá không đạt đến được giá sàn, món hàng sẽ không được bán (nhưng người đưa món hàng ra đấu giá vẫn phải trả phí cho nơi người phụ trách việc bán đấu giá).
Link bài viết gốc Copy link https://vietnamfinance.vn/nguoi-xuong-gia-la-ai-dau-gia-la-gi-20180504224211185.htm