Phân phối thu nhập là gì?
Phân phối thu nhập (income distribution) là sự phân chia thu nhập quốc dân cho các đầu vào nhân tố khác nhau (phân phối thu nhập theo chức năng, phân phối lần đầu) hoặc giữa người nhận được thu nhập từ các nhân tố sản xuất và những người khác (phân phối lại, tái phân phối thu nhập). Các cá nhân có thể tự phân phối lại thu nhập dưới hình thức quà tặng, biếu. Chính phủ thường tái phân phối thu nhập bằng cách đánh thuế vào người có thu nhập cao và trợ cấp cho người có thu nhập thấp.
Các hình thức phân phối thu nhập thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Phân phối theo lao động
Phân phối theo lao động là phân phối trong các đơn vị kinh tế dựa trên cơ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất (kinh tế nhà nước) hoặc các hợp tác xã cổ phần mà phần góp vốn của các thành viên bằng nhau ( kinh tế hợp tác). Các thành phần kinh tế này đều dựa trên chế độ khác nhau. Người lao động làm chủ những tư liệu sản xuất ,nên tất yếu cũng làm chủ phân phối thu nhập. Vì vậy, phân phối phải vì lợi ích của người lao động.
Căn cứ cụ thể để phân phối theo lao động là:
– Số lượng lao động được đo bằng thời gian lao động hoặc số lượng của sản phẩm làm ra.
– Trình độ thành thạo lao động và chất lượng thành phẩm làm ra.
– Điều kiện và môi trường lao động:
+ Lao động nặng nhọc.
+ Lao động trong hầm mỏ.
+ Lao động ở những vùng có nhiều khó khăn,x a xôi hẻo lánh như miền núi ,hải đảo ,…
– Tính chất của lao động.
– Các ngành nghề được khuyến khích
Phân phối theo lao động được thực hiện qua những hình thức cụ thể như:
– Tiền công trong các đơn vị sản xuất – Kinh doanh.
– Tiền thưởng.
– Tiền phụ cấp.
– Tiền lương trong các cơ quan hành chính sự nghiệp.
Phân phối thông qua phúc lợi tập thể, phúc lợi xã hội
Để nâng cao mức sống về vật chất và văn hoá của nhân dân đặc biệt là các tầng lớp nhân dân lao động, sự phân phối thu nhập của mọi thành viên ,xã hội còn được thực hiện thông qua quỹ phúc lợi, tập thể và xã hội.
Phân phối theo vốn và tài sản
Trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế tồn tại nhiều thành phần, tương ứng với mỗi thành phần kinh tế có một hình thức phân phối nhất định. Nếu thành phần kinh tế quốc doanh tập thể phân phối theo lao động, thì các thành phần kinh tế khác lại có những hình thức phân phối khác, rất đa dạng, rất khác nhau. Tuy nhiên, điều đó không làm mất tính định hướng xã hội chủ nghĩa bởi chúng ta đảm bảo nguyên tắc lấy phân phối theo lao động làm chính nhưng đồng thời sử dụng các hình thức phân phối khác, miễn là nó phù hợp với tình trạng nền kinh tế của đất nước và thực hiện nó có tác dụng tốt cho sự phát triển kinh tế xã hội cũng như phù hợp với lợi ích người lao động; người lao động bằng lòng chấp nhận nó.
Đây là hình thức phân phối thích hợp với điều kiện của đất nước ta trong giai đoạn quá độ. Vì do đặc điểm nước ta trong thời kỳ này là đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền sản xuất nhỏ. Tình trạng thiếu vốn, phân tán vốn là phổ biến. Quá trình sản xuất, tích tụ, tập trung vốn chưa cao, một phần tương đối lớn vốn lại nằm trong tay người lao động tư hữu nhỏ, tư sản nhỏ…
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
Link bài viết gốc Copy link https://vietnamfinance.vn/phan-phoi-thu-nhap-la-gi-cac-hinh-thuc-phan-phoi-thu-nhap-thoi-ky-qua-do-len-chu-nghia-xa-hoi-20180504224211867.htm