Bạn đã bao giờ mải mê ngắm nhìn những rặng san hô dưới biển? Với màu sắc sặc sỡ cùng với hình thù muôn màu muôn vẻ san hô thực sự là kiệt tác điêu khắc của thiên nhiên. Nhưng sự thực san hô là động vật hay thực vật thì không phải ai cũng biết. Vậy Góc tò mò sẽ cùng các bạn khám phá về loài san hô để biết được đáp án là gì nhé.
San Hô Là Động Vật Hay Thực Vật ?
San hô là một cách gọi Hán Việt, người Nhật gọi là Hoa Trùng, tiếng Pháp là Anthozoaires, tiếng Anh thì gọi là Corals/ Sea Anemones, còn người Đức lại đặt tên là Blumentiere – tất cả những cách gọi trên đều chỉ đích danh chúng cả. San hô là một loại sinh vật biển thuộc lớp San hô ( Anthozoa – lớp này có những loài như hải quỳ, thủy tức…thuộc ngành ruột khoang , với cấu tạo bên trong dạng rỗng, thường dùng xúc tu tủa ra quanh miệng để bắt mồi ). San hô đã bắt đầu có mặt trên Trái Đất từ 545 triệu năm về trước, nhưng những hóa thạch về loài này được tìm thấy lại rơi vào niên đại chỉ khoảng hơn 100 triệu năm.
San hô phát triển là nhờ các thể polyp nhỏ ( có gen di truyền giống nhau ) thông qua việc các polip này tự nhân đôi thành nhiều nhánh từ đó trở thành các cá thể san hô. Các polyp có cấu tạo hình trụ đối xứng, bên ngoài là một lớp biểu mô nhưng bên trong rỗng, chỉ có một loại chất giống cơ thể của loài sứa. Xung quanh các polyp là các tua có chất độc khá nhẹ được tiết ra từ các tế bào châm ở trên đầu tua để bắt các loài phù du, giáp xác, sinh vật biển nhỏ xíu… Thức ăn được đưa qua miệng ở các tua đi xuống dưới xoang vị ( chính là dạ dày ). Chúng nạp thức ăn và cũng thải ra chất cặn bã qua miệng. Phần đáy cơ thể san hô có dạ dày này được bảo vệ bằng một bộ xương ở bên ngoài rất cứng rắn nhờ có sự tiết ra cacbonat canxi của tảo đơn bào sống cộng sinh trên san hô. Lớp xương bảo vệ này sẽ dày lên theo thời gian, từ đó phát triển thành nhiều rặng san hô – tạo thành một quần thể san hô lớn dưới biển


Vì Sao San Hô Thường Xuyên Bị Nhầm Lẫn Là Thực Vật ?
Thông thường, có 3 lý do chính chúng ta nhầm lẫn san hô là thực vật:
- Đầu tiên là về hình dáng bên ngoài. Nếu bạn nhìn qua chắc chắn bạn sẽ nhầm tưởng đó là một cái cây có nhiều cành nhỏ trơ trụi. Tôi cũng đã nhầm, bạn cũng vậy. Sai sót này có nguyên nhân chính là từ cách con người học hỏi trong cuộc sống.
- Những hình ảnh mà ta thường thấy là san hô thường đứng im một chỗ. Chúng ta mặc nhiên nghĩ những gì đứng yên là đồ vật hoặc thực vật. Lại một sai lầm do kinh nghiệm sống nữa (haha).
- Chúng ta thường không bao giờ thấy san hô kiếm ăn như những loài khác dưới đáy biển. Tuy nhiên điều bạn cần biết là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của san hô đến từ công sức của một loại tảo đơn bào sống cộng sinh trên san hô có tên là Zooxanthellae. Tảo đơn bào quang hợp vừa tạo ra oxy vừa tạo ra chất dinh dưỡng cung cấp cho san hô. Vậy nên nhiều người cũng nhầm tưởng san hô là một loại thuộc thực vật tự dưỡng quang hợp.
- Ngoài ra, phương pháp sinh sản và phát triển của san hô cũng khiến ta nhầm lẫn. Ngoài sinh sản hữu tính thì san hô còn sinh trưởng được nhờ phương pháp vô tính – các polyp phân đôi, tự mọc chồi hoặc phân mảnh thoát ra ngoài, tạo nên một quần thể mới. Các cá thể này đều giống nhau 100% về gen di truyền, chúng không thể tự tách ra khỏi cơ thể mẹ mà liên kết với nhau trở thành một quần thể không thể tách rời. Đa phần một cá thể san hô sẽ có nhiều nhánh và vươn lên giống như một cành cây.

Khám Phá Quá Trình Hình Thành Rặng san Hô
Quá trình hình thành rặng san hô là nhờ sự tiết ra chất cacbonat canxi của một loại tảo sinh sống trên san hô tạo thành lớp bộ xương dày lên ở các cá thể san hô cứng theo thời gian, nhưng phải mất rất lâu, trải qua nhiều thế hệ mới có rặng san hô mà chúng ta được chiêm ngưỡng như bây giờ. Khoảng thời gian ấy dao động khoảng từ 18,000 – 22,000 năm. Mà các rặng san hô đã phát triển trên trái đất từ 200 – 300 triệu năm rồi.
.ua0f67777d4665546c7f0448206fb5882 , .ua0f67777d4665546c7f0448206fb5882 .postImageUrl , .ua0f67777d4665546c7f0448206fb5882 .centered-text-area { min-height: 80px; position: relative; } .ua0f67777d4665546c7f0448206fb5882 , .ua0f67777d4665546c7f0448206fb5882:hover , .ua0f67777d4665546c7f0448206fb5882:visited , .ua0f67777d4665546c7f0448206fb5882:active { border:0!important; } .ua0f67777d4665546c7f0448206fb5882 .clearfix:after { content: “”; display: table; clear: both; } .ua0f67777d4665546c7f0448206fb5882 { display: block; transition: background-color 250ms; webkit-transition: background-color 250ms; width: 100%; opacity: 1; transition: opacity 250ms; webkit-transition: opacity 250ms; background-color: #8E44AD; } .ua0f67777d4665546c7f0448206fb5882:active , .ua0f67777d4665546c7f0448206fb5882:hover { opacity: 1; transition: opacity 250ms; webkit-transition: opacity 250ms; background-color: #8E44AD; } .ua0f67777d4665546c7f0448206fb5882 .centered-text-area { width: 100%; position: relative; } .ua0f67777d4665546c7f0448206fb5882 .ctaText { border-bottom: 0 solid #fff; color: #ECF0F1; font-size: 16px; font-weight: bold; margin: 0; padding: 0; text-decoration: underline; } .ua0f67777d4665546c7f0448206fb5882 .postTitle { color: #F1C40F; font-size: 16px; font-weight: 600; margin: 0; padding: 0; width: 100%; } .ua0f67777d4665546c7f0448206fb5882 .ctaButton { background-color: #9B59B6!important; color: #ECF0F1; border: none; border-radius: 3px; box-shadow: none; font-size: 14px; font-weight: bold; line-height: 26px; moz-border-radius: 3px; text-align: center; text-decoration: none; text-shadow: none; width: 80px; min-height: 80px; background: url(https://goctomo.com/wp-content/plugins/intelly-related-posts/assets/images/simple-arrow.png)no-repeat; position: absolute; right: 0; top: 0; } .ua0f67777d4665546c7f0448206fb5882:hover .ctaButton { background-color: #9B59B6!important; } .ua0f67777d4665546c7f0448206fb5882 .centered-text { display: table; height: 80px; padding-left: 18px; top: 0; } .ua0f67777d4665546c7f0448206fb5882 .ua0f67777d4665546c7f0448206fb5882-content { display: table-cell; margin: 0; padding: 0; padding-right: 108px; position: relative; vertical-align: middle; width: 100%; } .ua0f67777d4665546c7f0448206fb5882:after { content: “”; display: block; clear: both; }
Có Thể Bạn Quan Tâm: Rừng Amzon Đang Sống Trong Đau Đớn
Hơn 100 quốc gia trên thế giới có rặng san hô, với tổng diện tích gần 110.000 dặm vuông trên các đại dương của Trái Đất. Người ta thống kê được có 1200 – 1300 loài san hô trong tự nhiên nhưng một nửa con số này là tồn tại trong các rặng san hô rồi. Và hơn 25% số sinh vật biển trên hành tinh xanh này đã chọn rặng san hô làm nơi cư trú. Bởi vì đây là môi trường lí tưởng cung cấp thức ăn cho hơn 4000 loài cá, 800 loài san hô và hàng trăm sinh vật biển. Rặng san hô được xem như là một thành phố thu nhỏ ở dưới đại dương vậy.
Các rặng san hô chính là cấu trúc sống lớn nhất trên hành tinh và cũng là cấu trúc sống duy nhất có thể nhìn thấy được từ trạm vũ trụ không gian. Tiêu biểu là quần thể rặng san hô Great Barrier ở Úc với diện tích lên đến 2600 km, các tàu thám hiểm vũ trụ hoàn toàn có thể nhìn thấy được. Quần thể này cũng là nơi sinh sống của 1500 loài cá, với sự đa dạng về các loài san hô cứng, san hô mềm cùng rất nhiều những động vật dưới biển khác.
Riêng ở Việt Nam – đất nước hình chữ S này cũng được xem là một trong những nơi có sự đa dạng về san hô và rặng san hô nhiều nhất trên thế giới. Diện tích rặng san hô ở nước ta lên đến 1222 km2 với hơn 400 loài san hô khác nhau, phân bố rải rác ở các vùng biển từ Bắc vào Nam nhưng tập trung phần lớn ở miền Trung và miền Nam. Và Việt Nam cũng sở hữu tới 90% tổng số lượng san hô cứng ở Thái Bình Dương. Có 3000 loài sinh vật biển sống trong các rặng san hô ở nước ta, với khoảng hơn 600 loài cá, 310 loài thực vật phù du, 376 loài rong biển cùng với hàng trăm loài động vật khác…
Bảo Tồn Các Rặng San Hô Là Điều Vô Cùng Quan Trọng

Rặng san hô là ngôi nhà chung cho tất cả các loài sinh vật biển, chúng có công lớn trong việc giữ gìn cân bằng hệ sinh thái biển quý giá. Rặng san hô chính là nơi cư trú an toàn cho những cá thể sơ sinh ở dưới biển cho đến khi cá thể đó trưởng thành. Ngoài ra một tác dụng nữa của rặng san hô ít ai biết đó là chúng có thể bảo vệ bờ biển, chống xói mòn ven biển khi bão đến.
San hô có tác dụng về mặt y học khá lớn. Người ta đã khám phá ra một số chất ở san hô có thể điều trị các loại bệnh về xương, Alzheimer, tim mạch, kể cả ung thư và một số loại bệnh khác.
Các loại đá san hô lấy từ hóa thạch ở rặng san hô còn được một số quốc gia tin rằng chúng có ý nghĩa về phong thủy rất lớn, là đại diện cho thần linh đem lại sức khỏe, may mắn bình an cho con người.
Thêm nữa quốc gia nào đang sở hữu các rặng san hô thì du lịch sinh thái nói chung và du lịch biển nói riêng cũng được phát triển nhanh chóng.
Tuy nhiên hiện nay thì sự biến mất bởi tình trạng san hô chết trắng – hay còn gọi là bị “ tẩy trắng ”, tình trạng “ bạc màu ” của các rặng san hô đang trở thành vấn nạn nguy hiểm đáng báo động trên toàn cầu.
Tình trạng san hô chết trắng xảy ra khi nhiệt độ của nước quá ấm hoặc quá lạnh. Khi nước quá ấm, san hô sẽ tự động trục xuất tảo zooxanthellae (là một loại tảo đơn bào sống cộng sinh cùng san hô). Một khi san hô đào thải tảo đơn bào đang cộng sinh với mình, các mô san hô sẽ bị mất đi màu sắc vốn có và để lộ màu trắng của cacbonat canxi – đó là tình trạng bạc màu ở chúng. Quan hệ cộng sinh bị cắt đứt cũng đồng nghĩa với việc các Polip san hô sẽ không còn nhận được chất dinh dưỡng dư thừa từ quá trình quang hợp của tảo zooxanthellae dẫn đến san hô có khả năng sẽ chết.
San hô chết trắng còn được thế giới ghi nhận khi nước giảm đột ngột. Đó là vào năm 2010 tại Florida Keys, khi nước biển có nhiệt độ giảm xuống 11℃ so với các năm trước đã dẫn đến hậu quả đau đớn là rặng san hô đã bị chết.
Theo quan sát và kết luận của NASA, đã có khoảng 27% diện tích rặng san hô biến mất trong vòng 50 năm qua. Hơn 70% rặng san hô trên thế giới đang bị đe dọa.

Vì đâu mà số lượng rặng san hô lại chết đi ngày càng nhiều như vậy ?
.uf9d52a8e5bfeb4db23bd719ed2ddf0ef , .uf9d52a8e5bfeb4db23bd719ed2ddf0ef .postImageUrl , .uf9d52a8e5bfeb4db23bd719ed2ddf0ef .centered-text-area { min-height: 80px; position: relative; } .uf9d52a8e5bfeb4db23bd719ed2ddf0ef , .uf9d52a8e5bfeb4db23bd719ed2ddf0ef:hover , .uf9d52a8e5bfeb4db23bd719ed2ddf0ef:visited , .uf9d52a8e5bfeb4db23bd719ed2ddf0ef:active { border:0!important; } .uf9d52a8e5bfeb4db23bd719ed2ddf0ef .clearfix:after { content: “”; display: table; clear: both; } .uf9d52a8e5bfeb4db23bd719ed2ddf0ef { display: block; transition: background-color 250ms; webkit-transition: background-color 250ms; width: 100%; opacity: 1; transition: opacity 250ms; webkit-transition: opacity 250ms; background-color: #8E44AD; } .uf9d52a8e5bfeb4db23bd719ed2ddf0ef:active , .uf9d52a8e5bfeb4db23bd719ed2ddf0ef:hover { opacity: 1; transition: opacity 250ms; webkit-transition: opacity 250ms; background-color: #8E44AD; } .uf9d52a8e5bfeb4db23bd719ed2ddf0ef .centered-text-area { width: 100%; position: relative; } .uf9d52a8e5bfeb4db23bd719ed2ddf0ef .ctaText { border-bottom: 0 solid #fff; color: #ECF0F1; font-size: 16px; font-weight: bold; margin: 0; padding: 0; text-decoration: underline; } .uf9d52a8e5bfeb4db23bd719ed2ddf0ef .postTitle { color: #F1C40F; font-size: 16px; font-weight: 600; margin: 0; padding: 0; width: 100%; } .uf9d52a8e5bfeb4db23bd719ed2ddf0ef .ctaButton { background-color: #9B59B6!important; color: #ECF0F1; border: none; border-radius: 3px; box-shadow: none; font-size: 14px; font-weight: bold; line-height: 26px; moz-border-radius: 3px; text-align: center; text-decoration: none; text-shadow: none; width: 80px; min-height: 80px; background: url(https://goctomo.com/wp-content/plugins/intelly-related-posts/assets/images/simple-arrow.png)no-repeat; position: absolute; right: 0; top: 0; } .uf9d52a8e5bfeb4db23bd719ed2ddf0ef:hover .ctaButton { background-color: #9B59B6!important; } .uf9d52a8e5bfeb4db23bd719ed2ddf0ef .centered-text { display: table; height: 80px; padding-left: 18px; top: 0; } .uf9d52a8e5bfeb4db23bd719ed2ddf0ef .uf9d52a8e5bfeb4db23bd719ed2ddf0ef-content { display: table-cell; margin: 0; padding: 0; padding-right: 108px; position: relative; vertical-align: middle; width: 100%; } .uf9d52a8e5bfeb4db23bd719ed2ddf0ef:after { content: “”; display: block; clear: both; }
Có Thể Bạn Quan Tâm: Tuổi Thọ Của Ruồi – Ruồi Sống Trong Bao Lâu?
Có vài nguyên nhân đáng lưu ý sau :
- Đầu tiên là san hô phải đối phó với một vài kẻ thù nguy hiểm trong tự nhiên, mà tiêu biểu là sao biển gai. Chúng rất thích ăn những động vật không di chuyển được như san hô. Sự bùng nổ của sao biển gai trong vài năm trở lại đây đã phá hủy trực tiếp các rặng san hô này.
- Tình trạng biến đổi khí hậu trên Trái Đất. San hô rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường tự nhiên. Nhiệt độ nước đột ngột nóng hơn so với nhiệt độ trung bình cũng khiến san hô không thể sinh trưởng được. Thêm nữa, lượng CO2 trong khí quyển tăng sẽ diễn ra hiện tượng axit hóa đại dương – CO2 tan trong nước làm giảm độ PH sẽ khiến san hô bị giảm khả năng tạo xương cacbonat canxi có vai trò chính trong việc hình thành và gầy dựng các rặng san hô.
- Sự ô nhiễm ở biển, sự lạm dụng của những người lặn biển khi mang theo một số vật dụng xuống dưới biển tìm đến thăm thú những rặng san hô – nhưng ít ai ngờ rằng những vật dụng đó lại gây nguy hại cho rạn. Đồng thời hành động trêu chọc các loài sinh vật gần đó khiến chúng không dám lại gần khu vực rặng san hô mà chúng đang sinh sống, làm chúng chết đi dần dần.
- Sự nạo vét, khai thác môi trường ven biển , mỏ neo của các tàu thuyền đánh cá cũng làm tổn hại rặng san hô mà con người không hề hay biết. Hơn nữa, nước thải sinh hoạt từ thành phố, khu dân cư ven biển chính là môi trường lí tưởng khiến tảo và một số loài sinh vật nhỏ ăn thịt san hô sinh sôi nảy nở rất nhanh, đã làm mất dần diện tích rặng san hô.
- Nạn phá rừng cũng là một tai hại ngầm vì nó làm xói mòn đất, nước lũ cuốn trôi đất vào biển tạo thành một lớp trầm tích dày bao phủ lên các rặng san hô, khiến chúng không còn khả năng sống.
- Tình trạng đánh bắt hải sản quá mức và bằng những phương pháp gây hại cho hệ sinh thái biển cũng làm mất cân bằng sinh thái tự nhiên xung quanh rạn.
- Một điều đáng phê phán không kém nữa là tình trạng du lịch không bền vững. Ngoài sự cố ý chạm tay vào hay xâm phạm các rặng san hô, việc tự đem san hô về đất liền để trưng bày mua bán cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng biến mất dần dần của các rặng san hô hiện nay, mà phải kể đến hàng đầu cũng là Việt Nam. Thậm chí rất nhiều người không biết rằng chất oxybenzone trong kem chống nắng chọn lọc khi hòa tan dưới nước ở những người tắm biển, lặn bơi gần rặng san hô cũng gây hại đến loài này.
Các rặng san hô biến mất đã làm tuyệt chủng nhiều sinh vật biển quý hiếm. Ở Việt Nam đã có một số loài cá rạn, san hô cứng, động vật đáy… được đưa vào sách đỏ.
Để có được các rặng san hô kì vĩ trong đại dương như bây giờ phải mất rất lâu – ít nhất là đến hàng chục, hàng trăm nghìn năm mới có được. Và không phải loài san hô nào cũng có thể hồi phục. Vì thế việc bảo vệ các rặng san hô là điều cấp bách nếu như không muốn hủy diệt hệ sinh thái biển trên Trái Đất.
- Cần phải thiết lập và giữ gìn các khu bảo tồn biển. Bởi các khu bảo tồn này giúp rặng san hô được an toàn một cách tốt nhất, trong đó cần lưu ý nuôi dưỡng các loài cá địch thủ với sao biển gai để chúng không thể đến gần ăn san hô.
- Giảm lượng nước thải, tiết kiệm nước, bảo vệ rừng chống xói mòn cũng góp phần hạn chế tổn hại đến sự sống của các rặng san hô.
- Khi đi du lịch tại những vùng biển có rặng san hô, mỗi người cần phải biết từ chối mua bán các loài san hô, cá rạn… về làm cảnh. Khi lặn biển cần tránh mang theo những vật dụng gây hại cho rặng san hô, không giẫm đạp, xâm phạm đến rạn, đặc biệt không vứt rác dưới biển. Còn nữa, loài người nên tôn trọng không gian sống của các loài sinh vật biển, nhất là những loài sống trong rặng san hô.
- Cuối cùng, điều quan trọng cốt lõi về lâu về dài đó chính là giảm lượng CO2 có trong khí quyển. Làm giảm sự nóng lên ở các đại dương, giảm biến đổi khí hậu chính là giảm sự chết chóc đang diễn ra ở các rặng san hô hiện nay.
Mặc dù đã có một vài quốc gia trên thế giới – trong đó có Việt Nam đã tự nhân tạo san hô giống với san hô trong tự nhiên. Các loài san hô nhân tạo này tồn tại rất mạnh khỏe, ít bị tổn hại và còn hồi phục nhanh chóng hơn so với san hô tự nhiên, nhưng không vì thế mà chúng ta lơ là bỏ qua những gì mà thiên nhiên ban tặng. Sự có mặt của san hô nhân tạo càng chứng minh một điều là tài nguyên quý giá trong tự nhiên đã không còn nhiều để chúng ta có thể lạm dụng được nữa.
Kết Luận
Dù rằng chỉ với một câu hỏi “ San hô là động vật hay thực vật ? ” nhưng những kiến thức về san hô và sự kêu gọi chung tay bảo vệ môi trường tự nhiên – đặc biệt là môi trường biển trên Trái Đất còn được quan tâm nhiều hơn thế. Hãy trân trọng và bảo tồn loài sinh vật có ích cho chúng ta một cách thầm lặng này.