Thất nghiệp cơ cấu là gì?
Thất nghiệp cơ cấu (structural unemployment) là dạng thất nghiệp dài hạn do sự suy giảm của một số ngành hoặc do có những thay đôi trong quy trình sản xuất gây ra. Nó phát sinh khi sự thay đổi của cơ cấu nhu cầu trong nền kinh tế, dẫn tới sự thay đổi phương thức sản xuất hiện có và một phần lao động bị dôi ra. Hiện tượng dài hạn như vậy có thể buộc người lao động phải đi tìm việc làm mới ở các ngành khác hoặc địa phương khác.
Để đối phó với dạng thất nghiệp này, người ta phải thực hiện các chương trình lớn để đòa tạo lại lực lượng lao động bị dôi ra, hỗ trợ họ chuyển đến những vùng có việc làm hoặc tạo ra những đòn bẩy tài chính để khuyến khích các ngành đang tăng trưởng hoặc các ngành mới chuyển đến những khu vực bị ảnh hưởng bởi ở đó tập trung quá nhiều ngành đang rơi vào trạng thái suy thoái.
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
Ví dụ về thất nghiệp cơ cấu
Trong những năm 1970, dây chuyền lắp ráp ô tô sử dụng người để làm mối hàn trên xe ô tô được sản xuất. Khi quy trình tự động thay thế những công nhân bằng người máy trong những năm 1980, nhu cầu về thợ hàng của các nhà sản xuất ô tô trong nước không còn giống nhau nữa. Tuy nhiên, trong lúc đó, có một nhu cầu mạnh mẽ đối với thợ hàn trong các lĩnh vực khác của nền kinh tế (như các ngành công nghiệp dầu) và ở các khu vực khác của đất nước (như Alaska và các bang có giếng dầu). Nếu thợ hàn bị sa thải trong ngành công nghiệp ô tô được thông báo về những cơ hội việc làm (và có sự thích nghi tốt), họ có thể tìm được việc làm và sẽ không còn bị thất nghiệp.
Một cách khác để giải quyết tình trạng thất nghiệp cơ cấu là đào tạo lại người lao động có những kỹ năng làm việc lỗi thời để họ làm việc trong các lĩnh vực mà cần người lao động với một bộ kỹ năng khác. Khi thợ hàn cho dây chuyền lắp ráp ô tô đã được thay thế bởi robot, nhu cầu cho thợ hàn đi xuống, nhưng nhu cầu cho người lao động để duy trì và lập trình chương trình lắp ráp ô tô tự động đi lên. Những người lao động bị mất việc làm như thợ hàn trên dây chuyền lắp ráp khi robot đã được giới thiệu có thể được đào tạo lại để duy trì và lập trình chính những robot lắp ráp đó. Những người lao động mà được đào tạo lại thành công để duy trì và lập trình dây chuyền lắp ráp tự động sẽ không còn bị thất nghiệp, thất nghiệp cơ cấu ít tồn tại trong nền kinh tế hơn.
Link bài viết gốc Copy link https://vietnamfinance.vn/that-nghiep-co-cau-la-gi-vi-du-ve-that-nghiep-co-cau-20180504224211162.htm