Tôi tin là chúng ta đã được học về thổ nhưỡng trong môn Địa lý phổ thông. Mà tác giả bài viết này cũng là người thích hoài niệm, nhớ lại kiến thức một thời cắp sách đến trường. Hôm nay là một buổi ôn tập. Vậy hãy cùng tôi ngồi ngay ngắn và nhìn lên bảng trong lớp học Góc Tò Mò để ôn tập và khám phá thêm những điều mới mẻ xung quanh thuật ngữ thổ nhưỡng nhé.
Thổ Nhưỡng Là Gì ?
Thổ nhưỡng là một từ Hán Việt có nghĩa là đất mềm, xốp và có thể trồng trọt được. Nhưng trong nông nghiệp và sinh học thì định nghĩa rằng – thổ nhưỡng chính là lớp đất mềm tơi xốp giàu chất dinh dưỡng trong đất , nơi mà thực vật có thể phát triển khỏe mạnh.
Nhắc đến thổ nhưỡng chính là độ phì nhiêu của nó. Mà để đánh giá được độ phì của đất thì chính là khả năng nó có thể cung cấp nước, nhiệt độ, không khí và các chất dinh dưỡng quan trọng cho thực vật.

Thổ Nhưỡng Được Hình Thành Từ Đâu ?
Thổ nhưỡng chính là thành quả từ quá trình hình thành đất. Quá trình đầu tiên là quá trình phong hóa đá gốc – bao gồm nhiều phản ứng hóa học sinh học chịu sự tác động bởi nhiệt độ và ẩm ướt. Sau đó là các quá trình hòa tan, rửa trôi, tích tụ vật chất xảy ra. Đá gốc sẽ bị chuyển hóa thành đá mẹ. Đá mẹ có vai trò khởi điểm là nguồn cung cấp chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần chất khoáng, cơ giới, kể cả muối… và ảnh hưởng rất nhiều đến tính chất lý hóa của đất sau này .

Yếu tố thứ hai là khí hậu. Nhiệt độ vừa phải, độ ẩm vừa đủ sẽ tác động đến các sinh vật trong và trên mặt đất.
Và các sinh vật này sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc quyết định sự có mặt của thổ nhưỡng. Cụ thể thực vật sẽ cung cấp vật chất hữu cơ cho đất, đồng thời phá hủy các loại đá gây cản trở cho sự sống của đất và của chúng. Các vi sinh vật sẽ làm phân hủy xác sinh vật và tổng hợp thành mùn. Kèm theo đó là các động vật nhỏ sống trong đất ( giun, kiến mối… ) cũng làm biến đổi tính chất đất.
Yếu tố thứ ba là địa hình. Địa hình thực chất có vai trò rất lớn trong sự hình thành các loại đất đa dạng trên Trái Đất, nó cũng góp phần thay đổi nhiệt độ, độ ẩm – tạo ra các vành đai đất khác nhau . Đặc biệt là địa hình có khả năng giữ đất tùy theo đặc điểm của từng vùng. Giữ đất chính là giữ được thổ nhưỡng. Ví dụ vùng núi cao thì đất sẽ yếu, và lớp đất mỏng hơn so với đồng bằng – nơi có tầng đất dày, giàu mùn và dinh dưỡng.
Yếu tố thứ tư là thời gian. Đất được hình thành lúc nào thì tuổi đất bắt đầu được tính từ lúc đó. Tuổi đất là tiêu chí cho thấy quá trình tạo ra đất dài hay ngắn, thậm chí còn cho thấy các cường độ tác động lên quá trình đó. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra đất ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới tuổi khá cao so với vùng ôn đới hay vùng cực – bởi vì các yếu tố tự nhiên ở những vùng có khí hậu nóng thật sự tác động mạnh mẽ tới đất hơn là những vùng có khí hậu ôn hòa, nhiệt độ thấp hơn.
Yếu tố cuối cùng là con người. Con người thật sự là nhân tố quyết định cuối cùng đất có màu mỡ, tốt lên không hay thậm chí là bạc màu, bị chết đi. Hoạt động sản xuất và sinh sống của con người thực sự mà nói đa phần không làm cho đất tốt hơn – bởi sự phá hủy đất màu mỡ vốn có của tự nhiên bằng các việc làm như đốt rừng, làm nương rẫy… Cũng có nơi vốn dĩ đất đã xấu thì con người lại cố gắng cải tạo đất thông qua việc thau chua, rửa mặn rửa phèn. Một số nơi đất dần dần bị bạc màu thì canh tác có chừng mực, điều độ. Cho đất có thời gian nghỉ ngơi, đồng thời bón phân dinh dưỡng để nâng độ phì lên cho đất, chống xói mòn.
Như vậy thổ nhưỡng có thể do đất sinh ra nhưng việc giữ được nó ở lại với đất hay không là tùy ở con người.

Đặc Điểm Thổ Nhưỡng Ở Việt Nam
Kết Luận
Thổ nhưỡng thực ra cũng giống như một tài nguyên thiên nhiên vậy, để có được thổ nhưỡng thì phải mất khá nhiều thời gian, thậm chí một số loại đất đặc biệt nếu mất đi thì không còn khả năng phục hồi. Mà muốn giữ được đất thì con người phải bảo vệ và chăm sóc nó, không bỏ mặc – không phá hoại.
Các chuyên gia FAO ( Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hiệp Quốc ) đã cảnh báo : đến cuối thế kỉ 21 này, nhân loại sẽ mất đi gần 300 triệu đất canh tác – tương đương ¼ đất nông nghiệp trên thế giới. Trong khi hiện nay sức ép về lương thực và dân số đã ngày càng đè nặng lên đất đai hơn rồi.
Tác giả: Phương Thụ
Ngọc Thụ Lâm Phong Nghĩa Là Gì?
Link bài viết gốc Copy link https://goctomo.com/tho-nhuong-la-gi/