Thuế quan phân biệt đối xử là gì?
Thuế quan phân biệt đối xử (discriminatory tariff) là loại thuế quan có đặc điểm là có các mức thuế khác nhau cho cùng một sản phẩm nhập khẩu tùy thuộc vào chỗ nó được nhập khẩu từ nước nào. Thuế quan phân biệt đối xử làm biến dạng hoạt động thương mại quốc tế và nói chung bị Hiệp định chung về Mậu dịch và Thuế quan (GATT) cấm áp dụng, trừ phi nó được vận dụng trong khuôn khổ một liên minh thuế quan.
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
Nguyên tắc “không phân biệt đối xử” trong GATT
Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) có tinh thần không phân biệt đối xử giữa hàng hóa của các nước khác nhau. Nguyên tắc này được quy định cụ thể qua “quy tắc tối huệ quốc” và “quy tắc đối xử quốc gia”.
Quy tắc tối huệ quốc (MFN) với nội dung chủ yếu là yêu cầu mỗi thành viên phải áp dụng các quy tắc thuế quan một cách công bằng cho tất cả các thành viên trong WTO.
Quy tắc đối xử quốc gia yêu cầu mỗi thành viên WTO phải đối xử các sản phẩm nhập khẩu một cách công bằng như những sản phẩm nội địa của họ một khi sản phẩm nhập khẩu vào bên trong biên giới nước này.
Link bài viết gốc Copy link https://vietnamfinance.vn/thue-quan-phan-biet-doi-xu-la-gi-nguyen-tac-khong-phan-biet-doi-xu-trong-gatt-20180504224211684.htm