Thuế quan thương lượng là gì?
Thuế quan thương lượng (bargaining tariff) là mức thuế quan mà một nước áp dụng để tăng thêm thế mạnh của mình trong các cuộc đàm phán thương mại với các nước khác. Chẳng hạn, nó có thể dùng để chứng minh rằng nước đó sẽ giữ lời hứa để cắt giảm thuế quan, qua đó thuyết phục được các nước khác ký kết hiệp định thương mại.
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
Tự do hoá thương mại có nghĩa là hàng hoá được tự do lưu thông trên phạm vi toàn thế giới, muốn như vậy các quốc gia phải có mức thuế quan hợp lý đối với hàng nhập khẩu hay nói cách khác là các quốc gia phải có sự nhượng bộ lẫn nhau trong việc tính thuế. Thương nhượng thuế quan là một trong những vấn đề quan trọng của GATT.
Mặc dù môi trường thương mại quốc tế không ngừng biến đổi, chủ đề đàm phán trong khuôn khổ của GATT và sau này là WTO ngày càng nhiều, tuy nhiên trong mỗi vòng đàm phán vấn đề đàm phán về nhân nhượng thuế quan luôn được đặt lên vị trí quan trọng.
GATT có 4 hình thức nhân nhượng thuế quan như sau:
– Cắt giảm thuế quan và ràng buộc mức thuế quan trung bình sau khi giảm;
– Ràng buộc thuế suất thuế quan hiện hành;
– Ràng buộc giới hạn trên (mức thuế trần), tức là sẽ ràng buộc thuế quan ở một mức cao nhất định nào đó, sau đó cam kết dù có nâng thuế suất cao bao nhiêu đi nữa thì cũng không được cao hơn mức đó;
– Tăng cường ràng buộc những đãi ngộ trong việc miễn thuế, tức là cam kết duy trì thuế suất bằng 0.
Link bài viết gốc Copy link https://vietnamfinance.vn/thue-quan-thuong-luong-la-gi-20180504224211685.htm