Veblen Thorstein (1857-1929) là nhà kinh tế có ảnh hưởng lớn mặc dù ông không thuộc trường phái chính thống trong lý thuyết kinh tế ở Mỹ. Ông là một trong những người sáng lập ra phái cấu trúc, một trường phái tập trung nghiên cứu các phương diện thể chế của quá trình phát triển kinh tế. Cuốn sách quan trọng đầu tay của ông là Lý thuyết về giai cấp nhàn hạ (1899). Cuốn sách này chỉ ra rằng việc tìm cách tạo ra ảnh hưởng đối với người khác là động cơ mạnh mẽ của người tiêu dùng. Nhận thức này hiện nay vẫn còn được gọi bằng thành ngữ của Veblen là tiêu dùng phô trương
Tuy không phải là người mác xít, nhưng Veblen lên án mạnh mẽ chủ nghĩa tư bản Mỹ, ông cho rằng ở Mỹ có sự đối kháng sâu sắc giữa bản năng kỹ trị và bản năng chiếm hữu. Theo ông, đáng tiếc là bản năng chiếm hữu thường xuyên chiến thắng và đây là trở ngại đối với sự phát triển của xã hội.
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
Ông giành được bằng tú tài văn chương tại Cao đẳng Carleton (1880), dưới sự chỉ dẫn của John Bates Clark, một nhà kinh tế học hậu cổ điển của Mỹ. Sau đó ông thực tập tại Đại học Johns Hopkins dưới sự chỉ bảo của Charles Sanders Peirce, nhà sáng lập chủ nghĩa thực dụng trong triết học, sau đó ông nhận bằng tiến sĩ tại Đại học Yale năm 1884, dưới sự hướng dẫn của William Graham Sumner. Bài luận văn của ông đã đoạt giải John Addison Portertrong năm đó.
Từ 1891 tới 1982, sau 6 năm dành thời gian nghiên cứu tại trang trại gia đình để chữa trị bệnh sốt rét, Veblen tiếp tục theo học ngành kinh tế tại Đại học Cornell dưới sự chỉ dẫn của James Laurence Laughlin.
Năm 1892, ông trở thành giáo sư tại Đại học Chicago, khi đó mới thành lập, tiếp đó ông giữ chức phó tổng biên tập tạp chí Journal of Political Economy. Năm 1906, ông được bổ nhiệm tại Đại học Stanford, sau đó cũng ra đi vì ông bị cho là đã “tán tỉnh phụ nữ”. Tiếng xấu này đã theo ông nhiều năm sau đó.
Năm 1911, Veblen gia nhập khoa của Đại học Missouri, tại đây ông nhận được sự ủng hộ của Herbert Davenport, trưởng khoa xã hội học. Dù không thích lối sống ở Columbia, Missouri, Veblen vẫn ở tại đó cho tới năm 1918. Trong năm đó, ông chuyển tới New York làm biên tập cho tờ The Dial. Tới năm 1919, cùng với Charles Beard, James Harvey Robinson và John Dewey, Veblen đã thành lập một ngôi trường dành cho nghiên cứu xã hội (ngày nay gọi là The New School). Từ 1919 tới 1926, ông tiếp tục tham gia vào các hoạt động tại The New School. The Engineers and the Price System được viết vào thời gian này.
Link bài viết gốc Copy link https://vietnamfinance.vn/veblen-thorstein-la-ai-20180504224213490.htm